Mỗi năm Tết đến là các chùa chiền ở vùng Bay Area đều có đông đúc phật tử từ tứ phía đổ về. Theo quan niệm xưa thì vào ngày mồng một Tết người dân thường đến các chùa miếu đền đài để cầu nguyện cho một năm mới an khang thịnh vượng và lấy lộc đầu năm. Cũng theo phong tục tập quán thì Sư phụ chúng tôi – Thích Nữ Hạnh Trì – đã chuẩn bị sẳn phước lộc cùng những đồng tiền may mắn trong bao lì xì đỏ để tặng cho các phật tử vào ngày đầu năm. Mỗi năm khi mùa xuân về thì phật tử chúng ta thường gọi đó là Xuân Di Lặc nhằm để tưởng nhớ và mong chờ một vị Phật tương lai trong ngày huyền diệu trên tòan pháp giới. Đó chính là ngày phật giáo thường gọi là Hội Long Hoa mà vị Giáo Chủ chính là Phật Di Lặc.
Ngừơi Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng sâu nặng phật giáo Trung Hoa cho nên mỗi khi nhắc đến Phật Di Lặc là ai cũng liên tưởng tới một Bố Tải Hòa Thượng hay một vị phật với cái bụng to và lúc nào cũng nở trên môi một nụ cười nhân từ.
Trích dẫn bài đọc thêm về Xuân Di Lặc:
Hình ảnh Di Lặc xuất hiện trong tín ngưỡng Phật giáo khoảng từ đầu thế kỷ X. Theo Tống cao tăng truyện, ngày một tháng Giêng là ngày Đản sanh của Bố Đại hòa thượng (hóa thân Bồ-tát Di Lặc). Bố Đại hòa thượng viên tịch năm 916. Về sau, hàng năm tín đồ Phật giáo đón xuân cổ truyền và cùng làm lễ kỷ niệm ngày Đản sanh của hóa thân Bồ-tát Di Lặc. Xuất phát từ tín ngưỡng đó mà hình thành ý nghĩa và nội dung đón mừng xuân Di Lặc.Theo kinh Di Lặc thượng sanh và kinh Di Lặc hạ sanh, Bồ-tát Di Lặc hiện trú tại nội viện cung trời Đâu Suất, theo bản nguyện thì tương lai sẽ thành Phật tại thế giới này. Hiện nay Bồ-tát đang hành đạo để viên mãn bản nguyện độ sanh và thành tựu quả vị Phật, Ngài luôn thị hiện trong cõi đời để hành đạo. Theo tinh thần Phật giáo, mọi người luôn tin tưởng vào sự hạ sanh của Phật Di Lặc trong tương lai. Di Lặc là biểu tượng sống động cho tinh thần từ bi, giải thoát, đem lại niềm hân hoan cho con người, chính vì lý do đó hình ảnh Ngài gắn liền với ngày xuân cổ truyền.Hình tượng Bồ-tát Di Lặc Bồ tát tại các chùa thuộc Phật giáo Bắc tông ở Việt Nam và Trung Quốc là hóa thân. Tống cao tăng truyện chép rằng: Vị Tăng nhân có tên Khế Thử là hóa thân của Bồ-tát Di Lặc. Khế Thử còn gọi là Bố Đại hòa thượng, vì Ngài thường mang túi vải lớn đi vào các thành ấp khất thực. Ngài có tướng mạo phúc đức, miệng rộng, tai dài, bụng lớn, lòng tràn đầy hoan hỷ của một bậc xuất trần tự tại. Năm Minh Trinh thứ 2 đời Hậu Lương (916), tại chùa Nhạc Lâm (huyện Minh Châu, tỉnh Triết Giang Trung Quốc), Bố Đại hòa thượng trước khi viên tịch đã để lại bài kệ:“Di Lặc chân Di LặcPhân thân thiên bách ứcThời thời thị thời nhânThời nhân thường bất thức”– Dịch nghĩa:(Đây thật là Di LặcThị hiện vô lượng thânThường vì đời giáo hóaNgười đời thường không biết).Về sau, các tự viện có treo câu đối tán dương đức hạnh của Bố Đại hòa thượng như sau:“Đại đỗ năng dung, dung thiên hạ nan dung chi sựHàm nhan vi tiếu, tiếu thế gian nan tiếu chi nhân”(Cái bụng lớn có thể dung chứa những việc mà người đời không dung chứa được. Miệng nở nụ cười mỉm với những điều mà người đời khó có thể mỉm cười được).Đây là tinh thần nhập thế với tâm giải thoát tự tại của hóa thân Bồ-tát Di Lặc trong đời. Tấm lòng bao dung được mọi chuyện trong thế gian mà tâm không bị ô nhiễm. Miệng của ngài thường cười với tấm lòng hoan hỷ và dìu dắt mọi người trở về với đạo lý giác ngộ. Cười đây không phải sự châm biếm, đó là nụ cười xuất phát từ năng lực tâm từ bi và trí tuệ của bậc Thánh. Hình ảnh mùa xuân Di Lặc đã làm cho ngày Tết cổ truyền có ý nghĩa hơn.
Nụ cười Di Lặc
Di Lặc từ bi cười hỷ xả
Loài người sân hận khổ triền miên
Nguyên nhân phiền não do mê chấp
Nguồn gốc luân hồi bởi nghiệp duyên
Muốn được an nhiên và tự tại
Hãy quên đau khổ lẩn ưu phiền
Sớm mai thức dậy nhìn Di Lặc
Đời nở hoa sen khắp mọi miền
Loài người sân hận khổ triền miên
Nguyên nhân phiền não do mê chấp
Nguồn gốc luân hồi bởi nghiệp duyên
Muốn được an nhiên và tự tại
Hãy quên đau khổ lẩn ưu phiền
Sớm mai thức dậy nhìn Di Lặc
Đời nở hoa sen khắp mọi miền
Nigrodha Đồng Thinh-Không
Khác với phật giáo Trung Quốc, hình ảnh đức Phật Di Lặc trong Phật giáo Tây Tạng lại là một nam nhân vóc dáng thon gọn với mái tóc dài và gương mặt thư sinh. Ngài chính là Maitreya Bodhisattva mà phật giáo đại thừa thường niệm là “Nam Mô Đương lai hạ sanh Di Lặc tôn phật”, một vị phật của tương lai sau đức phật Thích Ca Mâu Ni. Di Lặc (Maitreya) là phiên âm từ Phạn ngữ, dịch nghĩa là Từ Thị. Từ Thị nghĩa chính là tâm từ bi vô lượng.
Xuân Di Lặc tụng kinh Di Lặc
Một buổi sáng nắng ấm tại Tịnh Thất Hòa Bình. Mọi người cùng đồng thanh đọc tụng kinh Di Lặc trong niềm hân hoan đón chào mùa xuân mới. Sau khi hồi tụng chấm dứt, sư phụ bắt đầu giảng giải ý nghĩa bài kinh và lý do vì sao chúng ta tụng kinh Di Lặc vào dịp Tết.
Ngày mồng một Tết Ất Mùi 2015 tại Tịnh Thất Hòa Bình cũng là một ngày rất đặc biệt vì có một bà cụ tuổi đã gần 80 đến xin quy y với sư cô Thích Nữ Hạnh Trì. Sau khi đã được Sư Phụ chính thức quy y và đặt pháp danh thì cụ bà vô cùng hạnh phúc và sung sướng đến nổi đã không cầm được nước mắt. Niềm vui của bà cũng đã được thể hiện trên cả “thân” và “tâm” một cách tự nhiên như lão Ngoan Đồng trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung tiên sinh. Thọat đầu mọi người tưởng có hồn lên đồng nhập xác, nhưng đây chỉ đơn thuần và một hiện tượng tâm lý của một đại hỷ nhân, hay là một niềm vui đặc biệt chưa từng xảy ra trong đời cho nên mới tạo ra hiện tưởng bái lạy và tạ ơn trời đất không ngừng nghĩ. Buổi cơm trưa tại Tịnh Thất Hòa Bình thì cụ bà lặng lẻ ăn cơm và trở về tự tánh lúc ban đầu khiến mọi người lại càng ngạc nhiên hơn. Thế mới hay ý trời đã định đúng ngày giờ phải gặp ân sư, như tác giả Ngô Thừa Ân đã viết trong Tây Du Ký là Tề Thiên Đại Thánh đã bị phật tổ Như Lai giam lại trong Ngũ Hành Sơn đúng 500 năm và sau đó thì Đường Huyền Trang Tam Tạng đi thiên trúc thỉnh kinh ngang qua rồi quy y cho Mỹ Hầu Vương và ban tặng pháp hiệu Tôn Ngộ Không.
A Di Đà Phật, chúng tôi vô cùng hoan hỷ và chúc mừng cho cụ bà Hùynh Nga và gia đình đã gặp được ân sư. Nguyện chư thiên gia hộ và từ đây tinh tấn tu học để duyên thầy trò còn gặp lại ở những kiếp vị lai.
Nguyện xin hồi hướng công đức và phước lộc đầu năm cho quý vị phật tử cùng gia đình trong năm Ất Mùi 2015.
Nigrodha Đồng Thinh-Không
Leave a Comment
You must be logged in to post a comment.